Hướng dẫn tạo hồ sơ đăng ký kinh doanh miễn phí tại Justix Biểu mẫu

Justix biểu mẫu là một tính năng tạo hồ sơ đăng ký kinh doanh miễn phí trong trang web của Công ty Luật Justix. Thay vì mất nhiều giờ đồng hồ soạn hồ sơ, tốn kém từ hai đến ba triệu đồng cho việc đăng ký kinh doanh thì giờ đây người dùng chỉ cần lựa chọn loại hồ sơ mình cần, sau đó điền các thông tin cần thiết và chỉ trong vòng 3 phút đã có ngay trong tay bộ hồ sơ hoàn chỉnh để nộp đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

I. Tính năng trong Justix Biểu mẫu – Tạo hồ sơ đăng ký kinh doanh

Justix Biểu mẫu cung cấp 04 loại Biểu mẫu tạo hồ sơ Đăng ký kinh doanh đối với 04 loại hình phổ biến là: Công ty TNHH Một thành viên, Công ty TNHH Hai thành viên trở lên, Công ty Cổ phần và Hộ kinh doanh cá thể. Mỗi loại biểu mẫu sẽ có sẵn các trường thông tin cần điền như:

  • Thông tin Công ty: bao gồm các thông tin liên quan đến Công ty như Tên công ty, trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh,…
  • Thông tin Người đại diện theo pháp luật: Là thông tin của Người đại diện theo pháp luật của Công ty như Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, thông tin giấy tờ pháp lý, chức vụ nắm giữ,….
  • Thông tin Cổ đông hoặc Thành viên: là thông tin của các Cổ đông góp vốn trong Công ty Cổ phần hoặc các Thành viên góp vốn trong Công ty TNHH Hai thành viên trở lên như: họ tên, ngày sinh, địa chỉ, thông tin giấy tờ pháp lý, số vốn góp vào công ty,….

Các thông tin này sau đó sẽ được điền tự động vào trong bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh của bạn và sẵn sàng để tải xuống ngay lập tức. Việc của bạn chỉ cần là kí tên vào hồ sơ và lên trực tiếp Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc nộp hồ sơ thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến. Nếu trong quá trình tạo hồ sơ hoặc nộp hồ sơ có bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ với Justix để được hướng dẫn, hỗ trợ hoàn toàn miễn phí. Đây là một tính năng hỗ trợ rất nhiều cho các chủ doanh nghiệp khi khởi nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thành lập.


II. Hướng dẫn tạo hồ sơ đăng ký kinh doanh

1. Tạo hồ sơ thành lập Công ty TNHH Một thành viên

1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân trong phạm vi số vốn điều lệ, nghĩa vụ tài chính khác đã cam kết khi đăng ký thành lập. 

Ví dụ: Công ty có số vốn góp (vốn điều lệ 200.000.000 VNĐ), trong quá trình kinh doanh công ty thua lỗ 500.000.000 thì công ty cũng chỉ phải chịu khoản nợ trong phạm 200.000.000 của vốn điều lệ + các khoản lãi trong quá trình kinh doanh (nếu có)

Hồ sơ thành lập Công ty TNHH Một thành viên trong Justix Biểu mẫu hiện đang áp dụng đối với trường hợp chủ sở hữu Công ty là cá nhân người Việt Nam, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Ưu điểm:

  • Do một cá nhân hoặc một tổ chức góp vốn làm chủ sở hữu -> Có quyền quyết định mọi vấn của Công ty mà không cần phải thảo luận, hỏi ý kiến và sự đồng thuận của các thành viên khác trong công ty;
  • Toàn bộ lợi nhuận, rủi ro của công ty sẽ do chủ sở hữu quyết định− Số lượng thành viên ít, việc quản lý công ty dễ dàng -> Hạn chế được mâu thuẫn, bất đồng nội bộ;
  • Quy trình vận hành nội bộ đơn giản, không phức tạp như công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phân, không cần phân chia nhiệm vụ, quyền hạn giữa các thành viên phù hợp với thực tế và đúng với quy định pháp luật;
  • Ít giấy tờ văn bản nội bộ như: Sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông, giấy chứng nhận góp vốn, giấy chứng nhận cổ đông….
  • Giám đốc có thể tự kiêm luôn kế toán.

Nhược điểm:

  • Chủ sở hữu phải tự tự quyết đinh mọi vấn đề của công ty -> Thiếu sự đa dạng trong việc tham khảo ý kiến
  • Hạn chế trong việc huy động vốn: Không được phát hành cổ phiếu, nếu huy động vốn từ từ người khác thì phải chuyển đổi loại hình lên công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần -> Chủ sở hữu tự tăng vốn điều lệ.
  • Các chi phí như lương giám đốc, chi phí tiếp khách không được tính là chi phí hợp lý để khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.2. Cách tạo hồ sơ thành lập Công ty TNHH Một thành viên

Bước 1: Truy cập vào website: www.justix.vn

Bước 2: Tại mục Menu, lựa chọn Biểu mẫu

Bước 3: Tại trang Biểu mẫu kéo xuống phần chọn Hồ sơ, chọn loại hồ sơ là Công ty TNHH Một thành viên

Bước 4: Điền các thông tin Công ty như Tên công ty, thông tin liên hệ, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh,…

Bước 5: Điền các thông tin liên quan đến Người đại diện theo pháp luật như Họ tên, địa chỉ, thông tin giấy tờ pháp lý, thông tin liên hệ, chức vụ,…

Bước 6: Bấm tạo hồ sơ và chọn tải xuống

Bước 7: Kiểm tra lại thông tin và in hồ sơ. Sau đó kí tên vào Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh và Điều lệ công ty

Bước 8: Nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh tại tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở. Sau 03 ngày, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo chấp thuận hồ sơ hoặc yêu cầu thay đổi, bổ sung.


2. Tạo hồ sơ thành lập Công ty TNHH Hai thành viên trở lên

2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Hai thành viên trở lên

Công ty TNHH Hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân và có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Các thành viên góp vốn chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ tài chính và các khoản nợ của công ty bằng phần vốn mình cam kết góp vào công ty.

Hồ sơ thành lập Công ty TNHH Hai thành viên trở lên trong Justix Biểu mẫu hiện đang áp dụng đối với trường hợp các thành viên góp vốn thành lập Công ty là cá nhân người Việt Nam, đồng thời giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. 

Ưu điểm:

  • Có tư cách pháp nhân: Được nhân danh chính mình tham gia các quan hệ một cách độc lập -> Tạo thuận lợi trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh.
  • Chế độ trách nhiệm tài sản: Thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty ->Hạn chế rủi ro cho các chủ sở hữu khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Về vốn:
    • Có nhiều chủ sỡ hữu hơn doanh nghiệp tư nhân, CT TNHH MTV nên có thể có nhiều vốn hơn.
    • Cách thức huy động vốn đa dạng: tăng thêm vốn góp của thành viên, tiếp nhận vốn góp của thành viên mới, phát hành trái phiếu.
  • Chế độ chuyển nhượng phần vốn góp: ưu tiên các thành viên còn lại trong công ty -> chủ sở hữu dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự gia nhập của đối thủ cạnh tranh vào công ty.
  • Trong việc quản lí: có sự thảo luận giữa các thành viên khi đưa ra quyết định các vấn đề của công ty -> đa dạng hơn trong việc tham khảo ý kiến.

Nhược điểm:

  • Không được phát hành cổ phiếu -> Việc huy động vốn bị hạn chế
  • Số lượng thành viên bị giới hạn (tối đa được 50 người) -> Hạn chế nếu muốn mở rộng quy mô công ty và cần huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư hơn.
  • Trách nhiệm hữu hạn: hạn chế trong một số trường hợp vì nếu công ty phá sản, chủ nợ chỉ có thể yêu cầu các thành viên chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.
  • Trong việc quản lý công ty: việc ra quyết định có thể mất thời gian hơn do phải thông qua ý kiến của nhiều thành viên và có khả năng xảy ra xung đột nội bộ.
  • Phức tạp trong thủ tục chuyển nhượng vốn: khi một thành viên góp vốn muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình thì phải chào bán cho các thành viên trong công ty trước. Đồng thời khi thay đổi, bổ sung hoặc loại bỏ thành viên trong công ty thì phải cấp lại giấy đăng ký doanh nghiệp do danh sách thành viên góp vốn dẫn đến việc giấy đăng ký doanh nghiệp bị thay đổi nhiều lần.
2.2. Cách tạo hồ sơ thành lập Công ty TNHH Hai thành viên trở lên

Bước 1: Truy cập vào website: www.justix.vn

Bước 2: Tại mục Menu, lựa chọn Biểu mẫu

Bước 3: Tại trang Biểu mẫu kéo xuống phần chọn Hồ sơ, chọn loại hồ sơ là Công ty TNHH Hai thành viên trở lên

Bước 4: Điền các thông tin Công ty như Tên công ty, thông tin liên hệ, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh,…

Bước 5: Điền các thông tin liên quan đến Người đại diện theo pháp luật như Họ tên, địa chỉ, thông tin giấy tờ pháp lý, thông tin liên hệ, chức vụ, số vốn góp vào công ty,…

Bước 6: Điền các thông tin liên quan đến các thành viên góp vốn khác trong công ty như: Họ tên, địa chỉ, thông tin giấy tờ pháp lý, thông tin liên hệ, số vốn góp vào công ty,… Bạn có thể thêm mới thành viên nhưng cần giữ tối thiểu 01 thành viên và tối đa 49 thành viên góp vốn.

Bước 7: Bấm tạo hồ sơ và chọn tải xuống

Bước 8: Kiểm tra lại thông tin và in hồ sơ. Sau đó Người đại diện theo pháp luật kí tên vào Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, toàn bộ các thành viên góp vốn ký tên vào Điều lệ công ty và Danh sách thành viên góp vốn.

Bước 9: Nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh tại tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở. Sau 03 ngày, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo chấp thuận hồ sơ hoặc yêu cầu thay đổi, bổ sung.


3. Tạo hồ sơ thành lập Công ty Cổ phần

3.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần

Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động tương đối phức tạp trong đó:

– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

– Cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sẽ sở hữu cổ phần. Tối thiểu phải có 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Ví dụ: Vốn điều lệ Công ty là 1 tỷ đồng, giá trị mỗi cổ phần là 10.000 đồng thì tương đương công ty có ;

– Lợi nhuận mà cổ đông nhận được từ việc sở hữu cổ phần là cổ tức;

– Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu;

– Công ty cổ phần có đầy đủ các yếu tố để được coi là có tư cách pháp nhân theo Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty chính thức có tư cách pháp nhân.

Ưu điểm:

  • Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn: Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn đã góp, do đó mức độ rủi ro của các cổ đông thấp.
  • Khả năng huy động vốn cao và linh hoạt: Công ty cổ phần có thể huy động vốn dễ dàng thông qua việc chào bán các loại cổ phần và phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là ưu thế mà không loại hình công ty nào khác có được.
  • Khả năng hoạt động rộng: Công ty cổ phần có thể hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực và ngành nghề, mang lại sự linh hoạt và đa dạng trong kinh doanh.
  • Thủ tục chuyển nhượng cổ phần đơn giản: Việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần rất đơn giản, không giới hạn số lượng cổ đông. Điều này thu hút nhiều cá nhân và tổ chức dễ dàng tham gia góp vốn vào công ty.
  • Quyền niêm yết và giao dịch cổ phần trên sàn giao dịch chứng khoán: Công ty cổ phần có quyền niêm yết và giao dịch cổ phần trên sàn giao dịch chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn và tăng tính thanh khoản cho cổ phần.

Nhược điểm:

  • Cơ cấu tổ chức phức tạp: Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần gặp nhiều khó khăn do số lượng cổ đông lớn. Nhiều cổ đông có thể không quen biết nhau và có thể hình thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích.
  • Khó khăn trong việc ra quyết định: Mọi quyết định quan trọng về quản lý doanh nghiệp hay kinh doanh đều phải thông qua Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông. Điều này có thể làm chậm quá trình ra quyết định và dễ bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh.
  • Hạn chế về bảo mật kinh doanh và tài chính: Công ty cổ phần phải công khai và báo cáo tình hình kinh doanh và tài chính với các cổ đông trong các cuộc họp thường niên, làm giảm khả năng bảo mật.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không thể hiện rõ danh sách cổ đông sáng lập: Công ty phải lập sổ cổ đông để tự theo dõi tình hình cổ đông góp vốn, do giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không thể hiện rõ danh sách và thông tin của từng cổ đông sáng lập.
  • Nghĩa vụ thuế khi chuyển nhượng cổ phần: Khi các cổ đông chuyển nhượng cổ phần, họ phải nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân và nộp thuế thu nhập cá nhân với thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng cổ phần từng lần.
3.2. Cách tạo hồ sơ thành lập Công ty Cổ phần

Bước 1: Truy cập vào website: www.justix.vn

Bước 2: Tại mục Menu, lựa chọn Biểu mẫu

Bước 3: Tại trang Biểu mẫu kéo xuống phần chọn Hồ sơ, chọn loại hồ sơ là Công ty Cổ phần

Bước 4: Điền các thông tin Công ty như Tên công ty, thông tin liên hệ, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh,…

Bước 5: Điền các thông tin liên quan đến Người đại diện theo pháp luật như Họ tên, địa chỉ, thông tin giấy tờ pháp lý, thông tin liên hệ, chức vụ, số vốn góp vào công ty,…

Bước 6: Điền các thông tin liên quan đến các cổ đông khác trong công ty như: Họ tên, địa chỉ, thông tin giấy tờ pháp lý, thông tin liên hệ, số vốn góp vào công ty,… Bạn có thể thêm mới cổ đông nhưng cần giữ tối thiểu 02 cổ đông.

Bước 7: Bấm tạo hồ sơ và chọn tải xuống

Bước 8: Kiểm tra lại thông tin và in hồ sơ. Sau đó Người đại diện theo pháp luật kí tên vào Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, toàn bộ các cổ đông sáng lập ký tên vào Điều lệ công ty và Danh sách cổ đông.

Bước 9: Nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh tại tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở. Sau 03 ngày, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo chấp thuận hồ sơ hoặc yêu cầu thay đổi, bổ sung.

 

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
All in one