Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu

 

Gia hạn nhãn hiệu là một thủ tục không thể bỏ qua nếu doanh nghiệp muốn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình trong thời gian dài. Nhãn hiệu, sau một thời gian sử dụng, cần được gia hạn để tiếp tục giữ vững giá trị và sự bảo hộ pháp lý. Vậy thủ tục gia hạn nhãn hiệu năm 2024 gồm những bước nào? Bài viết sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc và giúp bạn chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo quyền lợi thương hiệu của mình.

1. Gia hạn nhãn hiệu là gì?

Gia hạn nhãn hiệu là một thủ tục hành chính nhằm mục đích kéo dài thêm thời hạn bảo hộ pháp lý của nhãn hiệu đã được đăng ký. Khi thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu sắp hết, chủ sở hữu cần thực hiện thủ tục gia hạn để nhãn hiệu được pháp luật bảo vệ và đảm bảo quyền sử dụng độc quyền.

“Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.”

Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022) quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:

Theo đó, thời gian bảo hộ cho một nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Do đó, nếu muốn nhãn hiệu của mình tiếp tục được bảo hộ, chủ sở hữu có thể yêu cầu gia hạn nhiều lần, mỗi lần kéo dài 10 năm. Trong vòng 6 tháng trước khi giấy chứng nhận hết hiệu lực, chủ sở hữu phải làm thủ tục gia hạn nhãn hiệu theo quy định của Cục Sở hữu trí tuệ.

2. Hậu quả pháp lý nếu không gia hạn nhãn hiệu

Nếu không gia hạn nhãn hiệu hoặc gia hạn nhãn hiệu không đúng hạn chủ sở hữu có thể sẽ gặp phải một số hậu quả pháp lý bất lợi sau:

Thứ nhất, mất quyền sở hữu và độc quyền sử dụng nhãn hiệu. Do nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong thời gian 10 năm nên nếu không tiến hành thủ tục gia hạn, nhãn hiệu sẽ bị coi là hết hiệu lực. Khi đó, chủ sở hữu sẽ mất quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hiệu đã được đăng ký. Không chỉ vậy, khi nhãn hiệu không còn được bảo hộ, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng hoặc đăng ký nhãn hiệu tương tự hoặc trùng lặp mà chủ sở hữu không thể phản đối dựa trên quyền sở hữu trí tuệ trước đó.

Thứ hai, rủi ro bị bên thứ ba chiếm dụng nhãn hiệu. Nếu không gia hạn nhãn hiệu trong thời gian quy định, bên thứ ba có thể đăng kỹ nhãn hiệu đã hết hạn đó và có quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu này. Điều này có thể khiến chủ sở hữu ban đầu phải đối mặt với các khó khăn trong việc sử dụng lại nhãn hiệu cũ, thậm chí là phải mua lại quyền sử dụng từ người khác, với chi phí cao hơn.

Thứ ba, khả năng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nếu nhãn hiệu đã hết hạn mà doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng, họ có thể bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nếu nhãn hiệu đã được người khác đăng ký lại. Khi đó, doanh nghiệp có thể bị yêu cầu chấm dứt sử dụng nhãn hiệu từ bên thứ ba hoặc phải bồi thường thiệt hại do vi phạm nhãn hiệu nếu bị kiện bởi bên sở hữu mới của nhãn hiệu.

Tóm lại, việc gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là cần thiết bởi việc này không chỉ giúp các doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý mà nhãn hiệu còn là một trong những dấu hiệu để khách hàng, người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm.

3. Thủ tục gia hạn nhãn hiệu

THẨM QUYỀN Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và công nghệ
TRÌNH TỰ

THỰC HIỆN

  Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ gia hạn hiệu lực
Bước 2 Xử lý hồ sơ gia hạn hiệu lực văn bằng
Trường hợp đơn không có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo ghi nhận đơn và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp nếu đơn đã được chấp nhận đơn hợp lệ.
Trường hợp đơn có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối ghi nhận đơn, nêu rõ lý do để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót.
CÁCH THỰC HIỆN Nộp trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
YÊU CẦU THỰC HIỆN 1.      Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ.
2.      Để được gia hạn, trong vòng 06 tháng trước ngày Văn bằng bảo hộ hết hiệu lực, chủ Văn bằng bảo hộ phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.
3.      Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ Văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.
HỒ SƠ Trong một hồ sơ có thể yêu cầu gia hạn hiệu lực cho một hoặc nhiều văn bảng bảo hộ nếu có cùng loại đối tượng và cùng chủ sở hữu.
  Số lượng 01 bộ hồ sơ
Thành phần 1.      Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực (theo Mẫu số 07 tại Phụ lục II Nghị định 65/2023/NĐ-CP)
2.      Bản gốc Văn bằng bảo hộ (trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp dưới dạng giấy và có yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào Văn bằng bảo hộ)
3.      Văn bản ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện)
4.      Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí
THỜI HẠN GIẢI QUYẾT 01 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN Hồ sơ hợp lệ: Quyết định gia hạn, đăng bạ và công bố quyết định gia hạn trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Hồ sơ không hợp lệ:

–        Ra thông báo dự định từ chối gia hạn, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Æ  Hồ sơ yêu cầu gia hạn không hợp lệ hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định.

Æ  Người yêu cầu gia hạn không phải là chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng.

–        Nếu kết thúc thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối gia hạn hiệu lực.

PHÍ, LỆ PHÍ Lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu (10 năm) cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ: 100.000 đồng.
Lệ phí gia hạn hiệu lực muộn (nếu nộp muộn): 10% lệ phí duy trì/mỗi tháng nộp muộn
Phí thẩm định yêu cầu gia hạn: 160.000 đồng.
Phí sử dụng văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu (10 năm) cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ: 700.000 đồng.
Phí công bố Quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
Phí đăng bạ Quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
CĂN CỨ PHÁP LÝ Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022)
Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp

 

Gia hạn nhãn hiệu đúng thời hạn là việc cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy, hãy đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng quy trình gia hạn nhãn hiệu để duy trì sự bảo hộ pháp lý. Nếu cần hỗ trợ hoặc tư vấn về thủ tục gia hạn nhãn hiệu, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
All in one