Thủ tục Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam chi tiết nhất

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không chỉ là cách thức khẳng định quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với nhãn hiệu mà còn là công cụ quan trọng giúp bảo vệ thương hiệu khỏi sự xâm phạm. Việc hoàn thành thủ tục này sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ danh tiếng, giá trị thương mại và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Bài viết sẽ cung cấp chi tiết từng bước để giúp bạn dễ dàng thực hiện quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì?

         Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu (hay còn gọi là đăng ký nhãn hiệu) là thủ tục tổ chức, cá nhân thực hiện nhằm khẳng định quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu của mình. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không phải là một thủ tục bắt buộc nhưng các chủ sở hữu nên thực hiện. Bởi đăng ký nhãn hiệu là để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, từ đó được độc quyền sử dụng, được pháp luật bảo vệ và tránh việc bị người khác lợi dụng, đánh cắp; tránh xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của người khác. Bên cạnh đó, đăng ký nhãn hiệu còn là cơ sở cho việc khai thác, sử dụng, chuyển giao nhãn hiệu.

2. Trình tự thực hiện

  • Tra cứu nhãn hiệu.
  • Trước khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn cần kiểm tra nhãn hiệu dự định đăng ký có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác không để tránh mất thời gian, chi phí.
  • Có thể tra cứu sơ bộ miễn phí trên trang: [http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php] hoặc tra cứu có trả phí từ Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký.
  • Nộp phí đăng ký và nộp hồ sơ trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc hai Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng hoặc nộp qua dịch vụ bưu điện.
  • Nhận quyết định chấp nhận hình thức đơn. Trong trường hợp đơn đăng ký bị yêu cầu sửa đổi thì sửa đổi theo hướng dẫn.
  • Nhận công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp.
  • Nhận thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, nộp lệ phí đăng bạ, công bố văn bằng bảo hộ và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
  • Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

    3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

    • Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm 01 bộ tài liệu sau:
STT Tài liệu Số lượng Mẫu
1 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu 02 bản Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP
2 Mẫu nhãn hiệu (khổ 80mmx80mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu 05 mẫu
3 Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục SHTT) 1
4 Các tài liệu riêng đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận bao gồm:

(i)                 Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ nhãn hiệu chứng nhận.

(ii)              Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang nhãn hiệu, trong trường hợp đăng ký nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm cho tính chất đặc thù; hoặc nhãn hiệu chứng nhận chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của sản phẩm.

(iii)            Bản đồ khu vực địa lý, trong trường hợp đăng ký nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

(iv)             Văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu, trong trường hợp đăng ký nhãn hiệu có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương.

Mỗi tài liệu 1 bản
5 Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện 1
6 Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác 1
7 Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên 1
  • Yêu cầu đối với tài liệu đơn:
  • Các tài liệu (1) và (2) là tài liệu tối thiểu để đơn được tiếp nhận, các tài liệu khác có thể nộp muộn hơn theo quy định về bổ sung tài liệu đơn.
  • Tài liệu đơn phải làm bằng tiếng Việt.
  • Các tài liệu từ (4) đến (8) có thể được làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt, nhưng phải dịch ra tiếng Việt, trừ bản sao đơn đầu tiên và tài liệu (8) nếu Cục Sở hữu trí tuệ không yêu cầu.

    4. Phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu

    • Phí và lệ phí phải nộp cùng với đơn đăng ký nhãn hiệu
STT Loại phí, lệ phí Đối tượng tính phí Số tiền (VNĐ)
1 Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Mỗi đơn 150.000
–   Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, mức thu lệ phí nộp đơn: 75.000 đồng/đơn.

–   Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 trở đi, mức thu lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn).

2 Phí phân loại quốc tế về nhãn hiệu Mỗi nhóm 100.000
Mỗi nhóm có nhiều hơn 6 sản phẩm/dịch vụ Mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 20.000
3 Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên Mỗi yêu cầu/đơn ưu tiên 600.000
4 Phí công bố đơn Mỗi đơn 120.000
5 Phí tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn Mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ 180.000
Mỗi nhóm có nhiều hơn 6 sản phẩm/dịch vụ Mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 30.000
6 Phí thẩm định nội dung Mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ 550.000
Mỗi nhóm có nhiều hơn 6 sản phẩm/dịch vụ Mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 120.000
  • Phí và lệ phí phải nộp để được cấp giấy chứng nhận
STT Loại phí, lệ phí Đối tượng tính phí Số tiền (VNĐ)
1 Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Giấy chứng nhận 120.000
Mỗi Giấy chứng nhận có trên 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ Mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ từ thứ 2 trở đi 100.000
2 Phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Giấy chứng nhận 120.000
3 Phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Giấy chứng nhận 120.000

5. Thời hạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

  • Thẩm định hình thức:
  • 01 tháng kể từ ngày nộp đơn trong trường hợp đơn hợp lệ;
  • 01 tháng 10 ngày trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thống báo thẩm định hình thức đơn;
  • 03 tháng 10 ngày trong trường hợp đơn không hợp lệ và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định.
  • 03 tháng 20 ngày trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thống báo thẩm định hình thức đơn nhưng đơn vẫn không hợp lệ và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định.
  • Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Thẩm định nội dung đơn:
  • 09 tháng kể từ ngày công bố đơn;
  • 12 tháng kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thẩm định nội dung đơn
  • 12 tháng 15 ngày kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ/thiếu sót và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định;
  • 15 tháng 15 ngày kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thẩm định nội dung đơn và đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ/thiếu sót và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định.
  • Cấp văn bằng bảo hộ: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí.
  • Công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ trên Công báo Sở hữu công nghiệp: 60 ngày kể từ ngày ra quyết định.

         Kết luận:

         Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không chỉ bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển thương hiệu lâu dài. Để tránh những rủi ro pháp lý và sự xâm phạm từ các đối thủ, doanh nghiệp cần chủ động thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu một cách chính xác và kịp thời. Nếu bạn cần sự hỗ trợ chuyên môn trong quá trình này, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể và nhanh chóng.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
All in one